Tấm Compact HPL là gì? Ưu điểm của Tấm Compact HPL

Ngày: 24/07/2021 lúc 16:36PM

Tấm Compact HPL (High Pressure Laminate) là tấm dạng lõi cứng, lõi đặc, được làm từ nhiều lớp giấy kraft sau khi nhúng keo phenolic thì được nén ép ở nhiệt độ lên tới 150 độ C và áp suất 1430psi. Lớp lõi gồm nhiều lớp giấy kraft được ép giữa 2 lớp bề mặt và lớp đáy.

Thông tin vật liệu.com xin chia sẽ vật liệu rất được nhiều người quan tâm và có những câu hỏi như: Tấm Compact HPL là gì? Ưu điểm của Tấm Compact HPL. Để quý vị nắm rõ hơn chúng tôi xin khái niện về Tấm Compact HPL như sau.

1. Tấm Compact HPL là gì?

Tấm Compact HPL (High Pressure Laminate) là tấm dạng lõi cứng, lõi đặc, được làm từ nhiều lớp giấy kraft sau khi nhúng keo phenolic thì được nén ép ở nhiệt độ lên tới 150 độ C và áp suất 1430psi. Lớp lõi gồm nhiều lớp giấy kraft được ép giữa 2 lớp bề mặt và lớp đáy.

Tấm Compact HPL là gì? Ưu điểm của Tấm Compact HPL

Tấm Compact HPL 

Tấm Compact HPL hiện đang là một trong những nguyên vật liệu nội thất đang được ưa chuộng nhất hiện nay.  Tại Việt Nam, tấm Compact HPL ứng dụng chủ yếu trong thi công làm vách ngăn vệ sinh và bàn thí nghiệm cho các phòng nghiên cứu (do cấu tạo siêu bền, kháng nước và các chất hóa học của tấm Compact Laminate HPL). Tuy nhiên, ở các nước phương Tây hoặc các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, bán tấm Compact HPL được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng hơn như: xây dựng, nội ngoại thất để làm vách ốp tường, ốp trần nhà, bàn ghế nội thất, tủ locker, trần treo, sàn nâng kỹ thuật, tủ bếp,...

2. Thành phần cấu tạo tấm Compact HPL

Tấm Compact HPL thường có cấu tạo gồm 3 - 4 lớp. Đối với tấm Compact HPL của HPL Group thì cấu tạo này là 4 lớp, gồm:
  • Lớp trên cùng (overlay): Đây là lớp trên cùng của tấm Compact HPL hay còn gọi là lớp bảo vệ trong suốt. Lớp này có tác dụng bảo vệ cho bề mặt tấm Compact HPL khỏi những tác động của ngoại lực gây nên những tổn hại không tốt.
  • Lớp giấy trang trí (decorative paper): Đây là lớp quyết định màu sắc và hoa văn cho tấm Compact HPL. Lớp giấy trang trí được in hoa văn tùy chọn, sau đó xử lý nhúng keo MUF (melamine urea formaldehyde)và ép lên trên lớp lõi.
  • Lớp lõi (lớp giấy kraft): Lớp lõi của tấm Compact HPL được làm từ nhiều lớp giấy kraft  xử lý nhúng qua keo phenolic sau đó được nén ép ở nhiệt độ (150 độ C) và áp suất cao (1430 psi). Lớp lõi này quyết định độ bền và giá thành của tấm Compact HPL.
  • Lớp đáy (lớp ổn định): Lớp đáy dưới cùng của tấm Compact HPL có cấu tạo giống lớp thứ 2 đó là làm từ giấy nhúng keo MUF. Việc 2 lớp trên dưới của lớp lõi giấy kraft có cấu tạo giống nhau sẽ giúp ổn định cấu tạo chung của tấm Compact HPL. 

3. Ưu điểm của Tấm Compact HPL

Trong lĩnh vực như làm vách ngăn, nội thất,... thì có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng như đá granite, tấm CDF, tấm HDF, nhưng tấm Compact HPL vẫn luôn là lựa chọn sáng suốt cho người tiêu dùng bởi các ưu điểm nổi bật sau:

3.1. Tấm Compact HPL chống thấm nước, chống ẩm tuyệt đối

Qua các thí nghiệm về chất lượng, thì tấm Compact HPL sau khi được ngâm trong nước từ 24 - 48 - 72h thì không có sự thay đổi về độ dày. Tấm Compact HPL không hề bị trương nở, cong vênh, biến danh hay phồng rộp mặc dù bị ngâm hoàn toàn trong nước. Ưu điểm này đạt được là do các lớp giấy kraft, keo phenolic và lớp giấy melamine được ép với nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao (1430psi, 150oC) để tạo thành một tấm Compact HPL thống nhất với mật độ phân tử dày đặc. Nhờ đó mà các phân tử nước cũng như các phân tử của các chất có tính oxi hóa cao không thể xâm nhập vào bên trong để phá hủy tấm Compact HPL.

3.2. Tấm Compact HPL Chịu lực cao

Tấm Compact HPL thường được ứng dụng làm vách ngăn nhà vệ sinh. Vách ngăn vệ sinh được thiết kế là một hệ thống các ô trống gồm các tấm Compact HPL liên kết với nhau nhờ các phụ kiện kèm theo như chân kẹp tấm, hèm khe, bản lề, khóa. Chính vì vậy kết cấu vách ngăn cần phải có độ chắc chắn nhất định và khả năng chịu trọng tải lớn. Hơn nữa, vách ngăn này được sử dụng cho các công trình công cộng, lượt người sử dụng lớn, không tránh được việc hỏng hóc do ý thức của người sử dụng. Tấm Compact HPL hiện đang là vật liệu duy nhất có thể đáp ứng được về độ bền và khả năng chịu lực đối với các công trình công cộng như vậy. 

Tấm Compact HPL là gì? Ưu điểm của Tấm Compact HPL

Tấm Compact HPL cho vách ngăn di động

3.3. Tấm Compact HPL Chịu nhiệt cao

Tấm Compact HPL có thể chịu nhiệt lên tới 80 độ C, đối với nhiệt độ thông thường thì tấm Compact HPL không bị tác động.

Cấu tạo chắc chắn: Với các thành phần đã được chỉ ra ở phần cấu tạo thì tấm Compact HPL có kết cấu rất chắc chắn, được liên kết với nhau 1 cách chặt chẽ. Do đó sản phẩm có thể chịu được tác động lực mạnh mà không hề bị biến dạng hay cong vênh. Bên cạnh đó các phụ kiện được thiết kế kèm theo cũng góp phần gia cố thêm cho độ bền cho tấm Compact HPL. So với chất liệu vách MFC lõi xanh thì vách vệ sinh Compact HPL có độ bền gấp 10 lần.

3.4. Tấm Compact HPL Đa dạng về màu sắc và mẫu mã

Dải màu sắc và vân bề mặt của tấm Compact HPL tại HPL Group được đánh giá là đa dạng lựa chọn nhất trên thị trường hiện nay. Các màu đơn sắc thường được sử dụng như màu ghi, xanh, kem, trắng, xám... tạo cảm giác nhẹ nhàng trang nhã, thường được sử dụng cho các công trình công cộng như tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, bệnh viện,... và màu cam, đỏ, hồng,... là tông màu rực rỡ tươi sáng thường được sử dụng tại các công trình dành cho trẻ em, học sinh. Bên cạnh đó HPL Group còn có dải màu vân gỗ, vân đá, phù hợp cho các công trình đề cao tính thẩm mỹ, nghệ thuật hoặc ứng dụng để làm vách ngăn văn phòng, bàn ghế nội thất, bàn thí nghiệm,.

4. Phân loại tấm Compact HPL

Phân loại theo độ dày

Tấm Compact HPL thường có độ dày từ 1,6mm đến 25mm. Tùy theo mục đích sử dụng thì người dùng sẽ lựa chọn cho mình độ dày phù hợp. Độ dày tấm Compact HPL càng cao thì giá càng tăng. Đối với ứng dụng chủ yếu là làm vách ngăn vệ sinh tại Việt Nam thì bạn nên lựa chọn tấm Compact HPL có độ dày 12 và 18mm. Hiện nay, tấm Compact HPL độ dày 12mm đang là độ dày được ưa chuộng nhất để thi công là vách ngăn nhà vệ sinh cho các công trình công cộng. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn độ dày 18mm để làm vách ngăn, tuy nhiên nếu mỏng quá thì vách ngăn không đảm bảo nhu cầu sử dụng còn dày quá thì gặp trở ngại về chi phí. Ngoài ra các phụ kiện đi kèm với vách ngăn vệ sinh như chân kẹp tấm, hèm khe, bản lề, khóa thường được sản xuất phần lớn phù hợp với độ dày 12 và 18mm. 

Phân loại theo lớp bề mặt

Lớp bề mặt của tấm Compact HPL rất đa dạng. Ngoài màu sắc đa dạng như đơn màu, màu vân gỗ, màu vân đá, vân giả da ... thì bề mặt tấm Compact HPL cũng rất đa dạng như bề mặt bóng, bề mặt sần… Chính vì vậy, ngoài ứng dụng làm vách ngăn thì tấm Compact HPL còn có thể dùng để nghiên cứu ứng dụng trong nhiều nhu cầu khác.

Có thể bạn quan tâm: 

Những hãng sơn tốt nhất, được nhiều người tin dùng hiện nay

Tranh dán tường 3d là gì? Ưu điểm của nó ra sao?

SO SÁNH TẤM NHỰA GIẢ ĐÁ PVC VÀ TẤM NHỰA ACRYLIC, LOẠI NÀO TỐT

Nên chọn xốp dán tường hay giấy dán tường? Loại nào tốt

thongtinvatlieu
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục