Tình hình thực trạng ngành giải trí karaoke,bar hiện nay ra sao?

Ngày: 07/05/2021 lúc 09:59AM

Hệ thống karaoke tại TP.HCM kêu cứu 

Chuỗi karaoke Nnice tại TP.HCM khẳng định đã chịu thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi tháng và xin sớm được hoạt động trở lại như các mô hình dịch vụ khác.

Trong đơn xin cứu xét gửi UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM và Sở Văn hóa & Thể thao TP.HCM ngày 18/3, hệ thống karaoke Nnice cho biết đã thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi tháng. "Hàng trăm người - hầu hết là lao động chính trong gia đình - bị ngừng việc, chỉ được trợ cấp ít ỏi từ doanh nghiệp, không đủ trang trải cho nhu cầu tối thiểu cuộc sống và việc học hành của con cái", Nnice cho biết.

"Họ đang mong mỏi, chờ đợi hàng ngày để được làm việc trở lại", đơn xin cứu xét của Nnice cũng nhấn mạnh. Chuỗi 8 cơ sở karaoke này còn khẳng định nếu tiếp tục bị ngừng hoạt động sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ, đành buộc phải đóng cửa.

Ngưng mọi hoạt động từ ngày 9/2 theo chỉ đạo của chính quyền TP, Nnice cho biết toàn bộ 8 doanh nghiệp trong hệ thống mất sạch nguồn thu, phải vay mượn để trợ cấp cho nhân viên, bảo trì máy móc thiết bị, trả tiền thuê mặt bằng, chi trả lãi vay...

Doanh nghiệp lẫn lao động khó cầm cự

Chia sẻ với Zing, ông Tạ Quang Hùng - Giám đốc Marketing của chuỗi karaoke Kingdom - cho biết công ty này cũng thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi tháng trong giai đoạn đóng cửa vừa qua. Con số thiệt hại lần này tương tự năm 2020, nhưng mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần, bởi ngân sách công ty đã thâm hụt nặng nề sau một năm cầm cự với đại dịch.

Ông Hùng cho biết Kingdom không đủ lực để cầm cự. Nếu năm 2020, mức hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng có thể lên đến 50-70%, thì nay các mặt bằng giá tốt nhất chỉ giảm tối đa 30%.

"Mặt bằng của chúng tôi đâu phải ở trong hẻm hay các quận rìa trung tâm, mà đa số ở mặt tiền quận 1. Mặt tiền cũng không phải 4 m, mà là 12-16 m, có địa điểm còn có 2 mặt tiền, giờ sao chịu nổi. Năm 2020, chúng tôi còn có thể tận dụng khoản tích lũy từ các năm trước để cầm cự, còn sang 2021 thì tình hình kinh doanh năm 2020 đã quá bê bết", ông Tạ Quang Hùng giãi bày.

Cũng với lý do này, khoản trợ cấp cho nhân viên ở Kingdom hiện cũng chỉ tương đương 30% lương cứng, thấp hơn mức 50% của năm ngoái. Thậm chí, một số lao động không được hưởng trợ cấp.

Bởi vậy, số lượng nhân sự trên toàn hệ thống đã giảm từ khoảng 700 người trước dịch xuống còn 300 người, dự kiến sẽ tiếp tục giảm do lao động đã đuối sức, buộc phải tìm kiếm công việc khác.

(Nguồn : https://zingnews.vn/he-thong-karaoke-tai-tphcm-keu-cuu-post1194537.html)

'Chúng tôi rất buồn khi tiếp tục phải đóng bar, quán karaoke'

30/04/2021  17:24  GMT+7

Một số quản lý tại các quán bar, karaoke tại TP.HCM cho biết rất buồn khi phải đóng cửa thêm một lần nữa, nhưng chấp hành nghiêm túc vì lợi ích của cộng đồng.

Sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, các cơ sở karaoke, quán bar, vũ trường cho biết sẽ chấp hành tạm ngưng hoạt động từ 18h tối 30/4.

"Chúng tôi, đặc biệt là các bạn nhân viên ai nấy đều rất buồn khi phải đóng cửa. Không biết phải đóng cửa đến bao lâu, nhưng biết làm sao được", đại diện chuỗi karaoke ICool nói với Zing. Vị này cho biết đang lên phương án tạm dừng hoạt động và sắp xếp cho nhân viên nghỉ.

Tương tự, ông Tạ Quang Hùng, Giám đốc Marketing của hệ thống Kingdom, khẳng định sẽ chấp hành nghiêm túc, đóng cửa tất cả quán karaoke, bar và pub, chỉ duy trì hoạt động của mô hình nhà hàng, theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM.

"Chúng tôi đã quyết định đóng luôn để nhân viên còn kịp về quê hoặc lên kế hoạch đi chơi lễ. Dù sao chúng ta vẫn phải vì cộng đồng. Nếu đánh liều tiếp tục hoạt động cũng chưa chắc khách hàng đã dám đến, mà lỡ để xảy ra lây lan dịch bệnh từ cơ sở của chúng tôi thì còn 'chết' hơn", ông Hùng chia sẻ.

'Chúng tôi rất buồn khi tiếp tục phải đóng bar, quán karaoke'
Bên trong một quán bar tại phố Bùi Viện, quận 1, TP.HCM khi chưa bị yêu cầu đóng cửa để phòng dịch. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo vị này, dự kiến tháng 5 tới, đặc biệt từ dịp 30/4-1/5, đơn vị sẽ tổ chức nhiều chương trình để vực dậy tình hình kinh doanh. Riêng tối 30/4, quán bar Yolo của Kingdom trên phố Bùi Viện (quận 1) sẽ diễn ra một sự kiện hoành tráng. Mọi công tác chuẩn bị sẵn sàng, sân khấu cũng đã lắp đặt xong.

"Bây giờ show diễn buộc phải hủy, âm thanh, ánh sáng, sân khấu dỡ hết, chúng tôi cũng đã báo ca sĩ, nhân viên... Vừa mất tiền chuẩn bị mà cuối cùng cũng không được làm gì", ông tâm sự.

Đối với các đơn vị, ở các dịp lễ trước, diễn biến dịch bệnh đã được nắm ít nhất vài ngày nên có phản ứng dễ dàng hơn, còn lần bùng phát dịch này nằm ngoài dự đoán. Ông Hùng cho rằng khó khăn với ngành giải trí về đêm còn tiếp tục kéo dài đến khi tiêm chủng vaccine được áp dụng rộng rãi, có thể khoảng giữa năm sau.

Do đó, doanh nghiệp đang tính đến phương án xấu nhất là có thể tạm đóng cửa một số mô hình hoặc tạm ngưng một số sự kiện lớn, chỉ hoạt động ở mức vừa đủ để có công ăn việc làm và thu nhập cho nhân viên.

Tại buổi họp khẩn về công tác phòng chống dịch Covid-19 của UBND TP.HCM cùng một số sở, ngành, quận, huyện, sáng 30/4, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ra quyết định tạm dừng các hoạt động quán bar, karaoke, vũ trường từ 18h ngày 30/4.

Quyết định trên được đưa ra sau ý kiến của nhiều sở, ngành tại buổi họp. Trong đó, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng đánh giá quán bar, vũ trường, karaoke là những địa điểm có mật độ tiếp xúc cao, cần đặc biệt hạn chế thời điểm hiện tại.

Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động quán bar, karaoke, vũ trường từ 0 giờ ngày 30/4.

(Theo zingnews.vn)

Còn theo báo lao động ngày 03/06/2020 có đoạn 

Kinh doanh karaoke, vũ trường: Chúng tôi đã kiệt sức!

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2.6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay sẽ tiếp thu ý kiến của báo chí, báo cáo, đề xuất với Thủ tướng ủng hộ đưa hai dịch vụ này trở lại hoạt động bình thường.

Tại Chỉ thị 19, Thủ tưởng cho phép mở các dịch vụ kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường (phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh), trừ vũ trường và karaoke.

Trong văn bản “kêu cứu” gửi tới báo Lao Động, một chủ cơ sở kinh doanh karaoke ở Long An cho biết hậu quả của dịch COVID-19 để lại cho ngành kinh doanh dịch vụ giải trí karaoke là vô cùng tàn khốc. 

Chi phí đầu tư trung bình cho một cơ sở kinh doanh karaoke, là khoảng 5-20 tỉ đồng. Trong đó, phần lớn là tiền vay ngân hàng. Các cơ sở Kinh doanh dịch vụ giải trí karaoke cũng chỉ có thể kéo dài thời gian xoay sở không quá 3 tháng. Nếu bị phá sản hoặc mất thanh khoản, chỉ tính tại hơn 1000 điểm kinh doanh karaoke quy mô vừa ở Thành phố và Hà Nội thì sẽ có hàng ngàn người lao động mất việc, hàng ngàn tỉ tiền vay ngân hàng sẽ không được trả đúng hạn.

Chúng tôi đã hết sức vận dụng những nguồn lực tài chính cuối cùng, thậm chí phải đem cả những đồng tiền tiết kiệm của gia đình để trả tiền thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, điện nước, thuế, phí, bảo hiểm cũng như các chi phí phòng dịch rất lớn… Chúng tôi đã kiệt sức! Về tài chính, về năng lượng và cả ý chí!”.

Vì thế, chủ hộ kinh doanh này mong muốn: “Cơ quan ban ngành đồng cảm và chia sẻ với sự khó khăn chưa từng có mà các cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke đang đối mặt. Trong điều kiện dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, cho phép các cơ sở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke được phép mở cửa hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu của người dân trên toàn quốc”.

Một lý do khác được đưa ra là hiện tại các địa phương đang kích cầu du lịch nội địa. Tại các điểm du lịch việc thiếu các loại hình vui chơi giải trí như vũ trường, karaoke cũng phần nào khiến du lịch kém sức hút.

Nguồn https://laodong.vn/ban-doc/kinh-doanh-karaoke-vu-truong-chung-toi-da-kiet-suc-809852.ldo

thongtinvatlieu
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục