Gỗ công nghiệp là gì? cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp

Ngày: 31/03/2021 lúc 15:39PM

Trong ngôi nhà thân thương của bạn chắc chắn hiện hữu rất nhiều gỗ công nghiệp như tủ, bàn, kệ, hoặc sàn gỗ...Nhưng cho tới tận bây giờ các bạn đã biết khái niệm về Gỗ công nghiệp là gì chưa? Bài viết này chúng tôi xin chia sẽ Gỗ công nghiệp là gì? cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp.

1. Gỗ công nghiệp là gì? 

Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. 

Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Gỗ công nghiệp cũng ngày càng phổ biến được sản xuất trên công nghệ hiện đại với chất lượng mẫu mã ngày càng được cải tiến. Loại gỗ này có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên và đi kém với đó là tuổi thọ thấp hơn. 

2. Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp với 3 loại gỗ MFC, gỗ MDF và gỗ HDF.

3-loai-go-cong-nghiep

3 loại gỗ công nghiệp 

2.1. Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ Công nghiệp MFC là loại rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,… Sau quá trình thu hoạch, gỗ được băm thành dăm gỗ, kết hợp keo, ép tạo độ dày thành tấm với cường độ áp suất cao, có phủ thêm nhữa Malamine lên bề mặt để bảo vệ. Bề mặt gỗ thường được giả vân gỗ hoặc giả kim loại tạo đọ thẩm mỹ cao. Hiện nay nhiều gia đình đang sử dụng loại gỗ này bởi giá cả hợp lý, màu sắc đa dạng phong phú có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

2.2. Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF sự dụng nguyên liệu là các loại gỗ vụn, nhánh cây,.. được nghiền thành sợi gỗ nhỏ và trộn với các nguyên liệu như keo, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ tạo nên một bề mặt nhẵn. Hiện nay sản xuất gỗ MDF có 2 dạng: Quy trình khô và quy trình ướt. Mỗi dạng sẽ cho những ưu nhược điểm riêng và tùy vào việc đầu tư máy móc, công nghệ mà sản xuất theo quy trình hợp lý nhất.

gỗ công nghiệp là gì

MDF có 2 loại là loại thường và loại chống ẩm

2.3. Gỗ công nghiệp HDF

Nguyên liệu bột gỗ là gỗ tự nhiên được luộc sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao. Gỗ được xử lý đảm bảo lý hết nhựa và sấy khô hết nước. Loại gỗ này có khả năng cách âm, chịu nhiệt tốt; có nhiều màu sơn và đồng thời cũng dễ chuyển đổi màu sơn phù hợp theo thẩm mỹ của người dùng.

3. Ngoài ra còn có gỗ dán hay ván ép (plywood)

Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.

Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7, thậm chí 11 lớp. Lý giải cho điều này như sau: Khi khô hanh gỗ thường co lại và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.

Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

Để làm ra một tấm ván công nghiệp hoàn chỉnh thì điều quan trọng làm nên giá trí của nó chính là lớp phủ bề mặt, và có các loại như sau:

gỗ công nghiệp là gì

Gỗ ván ép 

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

3.1. Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Melamine

gỗ công nghiệp là gì

Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Melamine

Ván gỗ MDF phủ Melamine mờ bề mặt đem đến nét đẹp hiện đại

Tùy vào thiết kế riêng biệt mà có thể chế tạo thành 5 lớp hay 7 lớp riêng biệt nhưng nhìn chung cơ bản thì chúng vẫn có 3 lớp chính yếu như vậy.

Đáp ứng được xu hướng trong tương lai với những đặc điểm nổi bật :

  • Lớp phủ melamine rất thân thiện với môi trường
  • Màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng
  • Melamine có giá cả vô cùng hợp lý, hợp xu hướng cũng như màu sắc lâu bền
  • Đặc biệt khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó chầy xước
  • Chống mối mọi, dễ dàng lau chùi là một trong những ưu điểm lớn

Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine – MFC có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.

3.2. Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Laminate

gỗ công nghiệp là gì

Mẫu ván gỗ công nghiệp MDF phủ Laminate

Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng. Lớp bề mặt Laminate của Fami có độ dày tiêu chuẩn là 0.75mm, có tên gọi kỹ thuật theo công nghệ Hàn Quốc là Melamine HPL (HPL: High Pressure Laminates).

Laminate là chất liệu bề mặt nổi bật của nội thất Fami nên được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp, vách ngăn ... so với những vật liệu truyền thống như veneer, đá ... Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên có tính năng ổn định, màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất. 

Bên cạnh đó, tùy theo màu, vân hoa khác nhau mà chất liệu Laminate có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau

3.3. Gỗ công nghiệp bề mặt phủ veneer

go-cong-nghiep-phu-Veneer

 Bề mặt gỗ công nghiệp veneer giống hệt với vân gỗ tự nhiên

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Chính vì vậy, những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài. Thông thường, để phát huy ưu thế cũng như hạn chế những ngược điểm của gỗ Veneer, các nhà sản xuất đồ nội thất thường dùng gỗ tự nhiên để làm đố cửa để cửa gỗ Veneer được chắc chắn hơn và phần ván được làm từ gỗ Veneer để trang trí cho cánh cửa sáng bóng và đẹp mắt.

3.4. Gỗ công nghiệp bề mặt phủ acrylic

Gỗ công nghiệp là gì cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp

Bề mặt phủ Acrylic bóng gương sang trọng

Acrylic là loại nhựa PMMA (poly(methyl)-methacrylate) được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có màu hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass( Kính trong suốt) Hoặc Mica.

Lớp phủ Acrylic có màu sắc khá đa dạng với hơn 40 màu cho khách hàng dễ dàng lựa chọn. Lớp phủ Acrylic không bị bay màu theo thời gian, có màu sắc ổn định trong thời gian dài. Đặc trưng của lớp phủ Acrylic là có tính thẩm mỹ rất cao nhờ khả năng sáng bóng như gương, tạo cho gian bếp thoáng đãng, hiện đại, sang trọng.

Mũi tên GifCó thể bạn quan tâm: 

✅ SO SÁNH SÀN NHỰA VÀ SÀN GỖ, NÊN DÙNG LOẠI NÀO TỐT?

✅ Gỗ tiêu âm là gì? Vì sao gỗ tiêu âm lại được ưa chuộng nhất hiện nay

 
thongtinvatlieu
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục