Gỗ ghép là gì? Các lọai gỗ ghép thông dụng hiện nay

Ngày: 26/03/2022 lúc 15:49PM

Gỗ ghép là loại vật liệu rất được lòng người tiêu dùng nên gỗ ghép không có quá nhiều nhược điểm. Bởi vậy nó được hiện diện rất nhiều trong ngôi nhà cùa bạn như bàn, ghế, tủ, giường.. vv. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu Gỗ ghép là gì? Các lọai gỗ ghép thông dụng hiện nay nhé.

go-ghep

Tấm gỗ ghép

1. Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên nhỏ trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ vào các loại keo chuyên dụng. Vì được ghép lại từ các thanh gỗ tự nhiên nên gỗ ghép mang vẻ đẹp bắt mắt, khả năng chống thấm và chống ẩm chịu lực tốt hơn gỗ công nghiệp. 

Các thanh gỗ để sản xuất gỗ ghép đều được đi qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩm sấy trên dây truyền hiện đại. 

Một số loại keo để tăng sự kết dính của gỗ là keo  Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).

Hiện nay trên thị trường có một số loại gỗ ghép phổ biến như gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông, gỗ ghép tràm.

2. Ưu nhược điểm của gỗ ghép

Cũng giống như các loại gỗ khác, gỗ ghép cũng có những ưu nhược điểm riêng biệt.

2.1. Ưu điểm của gỗ ghép

Gỗ ghép có rất nhiều ưu điểm phải kể đến như: 

  • Sản phẩm không lo bị mối mọt, cong vênh vì được xử lý rất kĩ trong quá trình sản xuất, đây là đặc tính vượt trội của gỗ ghép so với gỗ tự nhiên.
  • Mẫu mã của các loại gỗ ghép rất đa dạng và phong phú, bề mặt gỗ được xử lý cẩn thận nên sản phẩm thường có độ bền màu tốt, ít bị phải màu và rất khó bị chầy xước do va đập. 
  • Vì gỗ ghép thanh được tạo ra để tận dụng những thanh gỗ vụn vì thế đây là sản phẩm rất thân thiện với môi trường, giảm tải nhu cầu của người dùng lên các sản phẩm bằng gỗ tư nhiên. 
  • Gỗ ghép được xử lý cẩn thận, tỉ mỉ vì thế độ bền của các sản phẩm này rất cao, không kém gì các loại gỗ tự nhiên. 
  • Giá thành của các loại gỗ ghép sẽ rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối trên thị trường, vì thế người dùng sẽ dễ dàng mua và sử dụng. 

2.2. Nhược điểm của gỗ ghép

Là loại vật liệu rất được lòng người tiêu dùng nên gỗ ghép không có quá nhiều nhược điểm. Một số yếu điểm của loại vật liệu này mà người mua cần lưu ý như sau: Gỗ ghép thường có màu sắc không đều do được ghép từ nhiều thanh gỗ lại với nhau vì thế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sản phẩm. 

Cũng chính vì đặc tính này nên gỗ ghép thường chỉ phù hợp với những nhà có kinh tế vừa và không quá chú trọng đến bố cục sản phẩm.

go-ghep-la-gi

Nội thất sữ dụng gỗ ghép 

3. kiểu gỗ ghép phổ biến hiện nay

4.1. Gỗ ghép song song:

Là cách ghép song song các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, chiều rộng có thể khác nhau, thành một tấm gỗ lớn. Khi nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là một đường thẳng.

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép song song

4.2. Gỗ ghép mặt (Ghép nối đầu):

Đầu các thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ thành các mối răng cưa so le, sau đó ghép lại với nhau tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ tiếp tục được ghép song song tạo thành tấm gỗ lớn. Trên bề mặt tấm ván có vết ghép hình răng cưa.

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép mặt

4.3. Gỗ ghép cạnh (Butt-Joint Board):

Cạnh các thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa rồi được ghép lại với nhau tạo thành thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song để tạo thành tấm gỗ. Điểm nhận biết gỗ ghép cạnh là khi nhìn cạnh ván sẽ thấy vết ghép hình răng cưa.

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép cạnh

4.4. Gỗ ghép giác (Scarf-joint Board):

Phần đầu các thanh gỗ được cắt tạo thành đầu nhọn, dẹt rồi ghép lại thành các thanh gỗ chiều dài bằng nhau và tiếp tục ghép song song. Khi nhìn ngang cạnh ván sẽ thấy vết ghép là đường chéo thẳng.

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép giác

4. Phân loại các loại gỗ ghép thanh

Dựa vào các tiêu chí riêng người ta phân loại gỗ ghép thành 5 loại như sau: 

  • Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ có chất lượng tốt nhất, bề mặt không có những đường chỉ hay khu vực mắc nối, màu sắc hài hòa không quá chênh lệch. Loại gỗ này được dùng cho các khu vực nhà cần tính thẩm mỹ cao. Đây là loại gỗ ghép có giá thành cao nhất. 
  • Gỗ ghép chất lượng A/B: Loại gỗ A/B thường có một mặt A(mặt đẹp) và một bề mặt B (bề mặt kém chất lượng hơn), loại gỗ ghép này thường dùng để làm những loại bề mặt như mặt bàn, mặt tủ, mặt cửa. 
  • Gỗ ghép chất lượng A/C: Đây là loại gỗ gồm hai bề mặt A và C, mặt C có nhiều khuyết điểm nhất như có đường chỉ đen, mắt chế. Với những loại gỗ này thường được dùng để lót sàn nhà hay ốp tường. 
  • Gỗ ghép chất lượng C/C: Loại gỗ này có chất lượng và tính thẩm mỹ xấu nhất và cũng là loại rẻ nhất. 
  • Hiện nay có hai loại kích thước gỗ ghép phổ biến là 1220mm x 2440mm và gỗ ghép 1000mmx 2000mm. Độ dày của gỗ ghép trung bình là 12mm, 15mm, 18mm. 
  • Kích thước và độ dày của loại gỗ có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng. 

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép trong nội thất

5. Kích thước tiêu chuẩn

Độ ẩm (%)

 

8 - 12%

 

Độ dày tiêu chuẩn

 

12, 15, 18, 20, 22, 25 mm

 

Kích thước tiêu chuẩn

 

1220mm x 2440mm ; 1000mm x 2000mm

 

Sai số

Độ dày-0,0mm / + 0,3mm
Chiều rộng-0,0mm / + 5,0mm
Chiều dài-0,0mm / + 10,0mm

6. Các lọai gỗ ghép thông dụng hiện nay

Trên thị trường hiện nay có một số loại gỗ ghép thông dụng có thể kể đến như: gỗ thông ghép, gỗ cao su ghép, gỗ sồi ghép. Mỗi loại gỗ sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với từng loại sản phẩm nội thất nhất định. 

6.1. Gỗ ghép thông

Gỗ thông ghép được tạo ra từ những thanh gỗ thông tự nhiên, được xử lý mối mọt kĩ càng và được ghép lại bằng dây chuyên sản xuất hiện đại. Đây là loại gỗ rất phổ biến ở thị trường Việt Nam, các sản phẩm sử dụng gỗ thông ghép có thể kể đến như bán, cửa...

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép thông

6.2. Gỗ ghép cao su 

Gỗ cao su ghép cũng rất phổ biến, đây là loại gỗ được sử dụng rộng rãi để làm các loại bà, ghế, cửa, tủ. Với màu sắc htrang nhã gỗ cao su ghép rất được lòng người tiêu dùng. 

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép cao su

6.3. Gỗ ghép sồi

Gỗ sồi khá cao giá trên thị trường, ưu điểm của loại gỗ này là màu sắc bắt mắt, dễ dàng sử dụng trong nhiều không gian nội thất khác nhau. 

go-ghep-la-gi

Gỗ ghép sồi

7. Ứng dụng của gỗ ghép

  • Thiết kế nội thất trong nhà: tủ bếp, bàn trà, kệ gỗ, giường, cầu thang...

Gỗ ghép có bề mặt và màu sắc đẹp như gỗ tự nhiên, hơn nữa lại dễ di chuyển gỗ ghép được ứng dụng nhiều trong các thiết kế nội thất gia đình, văn phòng, trường học. Các sản phẩm bàn, tủ, ghế… làm từ gỗ ghép không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên mà còn có độ bền tốt và chất lượng vượt trội.

  • Làm sát nhà, tấm ốp tường

Sử dụng các loại keo chuyên dụng và quy trình sản xuất hiện đại đã làm tăng những tính năng cơ lý của gỗ ghép. Tấm gỗ có độ cứng và độ bền tốt hơn, ít bị mối mọt, cong vênh như như gỗ tự nhiên. Vì thế, gỗ ghép sẽ là lựa chọn phù hợp để lát sàn, ốp tường. Hơn nữa giá thành gỗ ghép rất phải chăng nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí khi trang trí hay xây dựng.

Mũi tên GifCó thể bạn quan tâm:

✅ Ngói Bitum phủ đá là gì? Ưu điểm nổi bật của ngói Bitum

✅ Tấm tiêu âm Polyester Fiber là gì? Ứng dụng của tấm tiêu âm Polyester Fiber

✅ Tấm nhựa lấy sáng Polycarbonate là gì? Ứng dụng của tấm polycarbonate

✅ Trần nhôm là gì? Ưu nhược điểm trần nhôm

thongtinvatlieu
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục