Laminate là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Laminate

Ngày: 21/04/2022 lúc 16:06PM

Laminate là một trong những nguyên liệu nổi bật với giá trị thẩm mỹ cực kỳ cao, đặc biệt với độ bền bỉ tuyệt đối của mình đó chính là yếu tố để giúp chất liệu này liên tục được lựa chọn trong lĩnh vực sản xuất nội thất thời hiện đại bất chấp sự ra đời của các nguyên liệu khác. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Laminate-la-gi

Tấm gỗ laminate

1. Laminate là gì?

Laminate là vật liệu bề mặt phủ lên cốt gỗ. Để tạo ra các tấm laminate thì người ta cần phải ép lớp bề mặt laminate lên tấm gỗ khác. Cách thức tiến hành gia công để tạo ra tấm laminate như sau:
  • Lăn keo đều cho các mặt của cốt gỗ (ván dăm, ván sợi, ván mịn,…) rồi mang đi phơi.
  • Lấy tấm laminate dán lên bề mặt đã được phủ keo của cốt gỗ.
  • Máy ép chuyên dụng sẽ tác dụng lực và nhiệt độ cần để ép tấm bề mặt và cốt gỗ sát chặt lại với nhau.

Để tạo ra được một sản phẩm tấm gỗ laminate chất lượng thì keo dán cần có chất lượng tốt, đảm bảo về kỹ thuật thực hiện và thời gian phơi và ép. Bởi nếu không cẩn thận thì các tấm ván laminate sẽ bị phồng rộp, có thể bị thấm nước.

2. Đặc điểm cấu tạo của Laminate 

Trong các loại gỗ công nghiệp phổ biến như HDF, Veneer, MDF, MFC,… thì gỗ laminate thường hay bị nhầm với gỗ melamine (hay có tên gọi khác là gỗ MFC). Để có thể nhận biết được gỗ laminate và phân biệt được gỗ laminate với melamine, bạn nên dựa vào cấu tạo của gỗ.

Laminate-la-gi

Cấu tạo của bề mặt Laminate

2.1. Cấu tạo của tấm gỗ laminate

Các tấm phủ laminate gồm có 3 lớp là lớp màng phủ (overlay), lớp giấy thẩm mỹ (Decorative paper) và lớp giấy nền (Kraft papers). Trong đó từng lớp có đặc điểm như sau:

  • Lớp màng phủ (overlay): Đây là lớp keo trong suốt có nẳm ở trên cùng của tấm lemanite. Lớp này được làm từ cellulose tinh khiết nhờ đó mà bề mặt gỗ không bị thấm nước, có độ cứng tốt và độ ổn định cao. Vì đặc trưng của cellulose là không tan trong nước. Ngoài ra lớp này còn có khả năng chống trầy xước tốt, có độ sáng bóng, bề mặt không thấm nước nên chống được ẩm mốc và dễ vệ sinh lau chùi. Do đó là người ta thường hay lựa chọn gỗ laminate để làm sàn nhà.
  • Lớp giấy thẩm mỹ (Decorative paper): Đúng như tên gọi của lớp thẩm mỹ, lớp này có các mẫu hoa văn, mẫu vân gỗ, màu sắc tạo kiểu cho tấm gỗ. Bởi vì nằm dưới lớp keo trong suốt của lớp màng phủ. Thêm nữa các mẫu trang trí này được in trên giấy film đặc biệt và được ép ở nhiệt độ cao (220 độ C). Do đó mà các màu sắc và kiểu dáng hoa văn bám chặt vào nhau, nên chúng được giữ nguyên và không bị bay màu theo thời gian, dưới tác động của môi trường và người sử dụng.
  • Lớp giấy nền (Kraft papers): Đây là lớp dưới cùng của các tấm gỗ laminate. Lớp kraft gồm nhiều lớp giấy mà nâu, nâu xám được nén lại dưới nhiệt độ cao. Độ dày mỏng của tấm laminate phụ thuộc vào số lượng giấy được sử dụng. Đặc điểm của lớp này là dai và bền do các lớp giấy được làm từ bột giấy, chất phụ gia. Tùy theo yêu cầu thiết kế của người sử dụng mà nhà sản xuất sẽ điều chỉnh số lượng giấy, để có độ dày như mong muốn.
Các tấm laminate có độ dày trung bình là từ 0.5 – 1mm, với loại uốn cong là 0.5mm. Còn đối với dòng high gloss (HG) thì có độ dày là 0.92mm.

Laminate-la-gi

Gỗ phủ Laminate đang được sữ dụng rộng rãi 

2.2. Các cách phân loại bề mặt laminate

Hiện nay có 3 tiêu chí được sử dụng để phân loại bề mặt laminate. Đó là:

  • Khả năng uốn cong

Đối với tấm laminate loại bình thường, không có khả năng uốn cong thì có độ dày là 0.5mm, 0.7mm, 0.92mm.

Đối với tấm laminate loại có khả năng uốn cong post forming thì sẽ có độ dày là 0.5mm.

  • Tính chất bề mặt

Có 2 loại laminate là có bề mặt nhẵn, không bóng gương và loại có độ bóng cao.

  • Màu sắc

Người ta chia thành 5 loại màu sắc cơ bản sau:

  1. Màu đơn sắc: Là những tấm laminate có một màu duy nhất
  2. Màu vân gỗ: Những tấm laminate có họa tiết và màu sắc vân gỗ, giả gỗ.
  3. Màu vân đá: Bề mặt của các loại vật liệu này giống như đá tự nhiên. Người ta thường sử dụng họa tiết của đã granite, đá marble.
  4. Màu giả da: Các tấm này có hình thức và màu sắc nhìn như da thật.
  5. Màu 3D: Đây là các mẫu gỗ laminate có hình ảnh 3D sinh động

3. Ưu điểm và nhược điểm của Laminate

3.1. Ưu điểm của laminate

Một số ưu điểm khiến vật liệu laminate được ưu chuộng hiện nay là:

  • Có khả năng chống trầy xước cao giúp cho bề mặt sản phẩm nội thất giữ được vẻ đẹp ban đầu.
  • Có thể chịu nhiệt tốt ví dụ như nhiệt từ tàn thuốc là, nước nóng,…
  • Chịu được lực va đập mạnh nên các sản phẩm ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng.
  • Không thấm nước do đó rất dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi.
  • Có khả năng chống được mối mọt và ẩm mốc, nhờ vậy mà các sản phẩm khó bị hư hỏng do các tác nhân độ ẩm, vi khuẩn trong môi trường.
  • Có khả năng tĩnh điện tốt đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
  • Có nhiều màu sắc, vân gỗ phù hợp với nhiều kiểu nhu cầu sử dụng.

Với nhiều ưu điểm như vậy nên người ta đã sử dụng các tấm laminate để ép lên mặt gỗ công nghiệp để tăng tính thẩm mỹ và độ bền. Trên thực tế không có loại gỗ công nghiệp nào có tên gọi là gỗ laminate. Gỗ laminate, ván laminate hay tấm laminate đều là các loại sử dụng cốt gỗ công nghiệp như ván dăm, MDF (ván mịn), ván HDF,…và được phủ bề mặt bằng chất liệu laminate. Tuy nhiên để dễ dàng trong việc gọi tên và phân biệt thì người ta hay gọi tắt là gỗ laminate.

Để phục vụ cho các nhu cầu đa dạng về kiểu dáng sản phẩm nội thất, người ta để tạo ra dòng post forming có khả năng ép vào bề mặt của các loại gỗ công nghiệp có kiểu dáng phức tạp như hình cong, hình uốn lượn,... Nhờ đó mà những người thợ có thể tạo ra nhiều sản phẩm nội thất đẹp, có tính nghệ thuật cao mà vẫn đảm bảo được tiêu chí bền đẹp và giá cả phải chăng – là ưu điểm của gỗ công nghiệp.

3.2. Nhược điểm của Laminate

  • Để có thể sản xuất nội thất từ vật liệu này yêu cầu kỹ thuật dán keo hiện đại đặc biệt trình độ tay nghề kỹ thuật cao mới đảm bảo được độ bền tối đa
  • Giá thành hơi cao so với các loại gỗ công nghiệp khác
  • Kĩ thuật keo dán hiện đại + thợ có tay nghề cao mới có thể tạo ra được tấm Laminate

Laminate-la-gi

Nội thất nhà bếp đang là xu hướng gỗ phủ Laminate

4. Ứng dụng của Laminate

Là một nguyên liệu đẳng cấp được yêu thích nhất trong thời điểm hiện tại Laminate có thể tận dụng ứng dụng trong nhiều giải pháp khác nhau:

4.1. Sàn gỗ Laminate

Nói chung Laminate được sử dụng rộng rãi trong việc làm sàn gỗ mang lại vẻ đẹp quý phải cho không gian nhà ở. Đặc biệt khi chọn loại gỗ này còn tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc sử dụng gỗ tự nhiên làm sàn gỗ, còn mang đến không gian thân thiện với người dùng

4.2. Cửa gỗ laminate

Cửa gỗ laminate được người dùng đánh giá cao về chất lượng lẫn thẩm mĩ. Với khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và không bị mối mọt cong vênh vì vậy gỗ Laminate luôn là sự lựa chọn đáng tin cậy cho mọi công trình.

4.3. Giường gỗ Laminate

Không thể nghi ngờ gì nữa về chất liệu Laminate. Việc dùng để làm giường ngủ sẽ khiên bạn tiết kiệm 1 khoản chi phí khá với việc sử dụng giường gỗ tự nhiên khá đắt đỏ

4.4. Tủ bếp laminate

Khi lựa chọn làm tủ bếp gỗ tự nhiên hay làm tủ bếp gỗ công nghiệp thì cần phải xác định giá thành sản phẩn, chất liệu sản phẩm, lựa chọn chất liệu Laminate để thiết kế tủ bếp mang lại cho bạn một phong cách hiện đại sang trọng mang lại sự hài hòa đẳng cấp trong mọi không gian cho căn bếp của bạn trở nên lý tưởng nhất. Đặc biệt đảm bảo được độ bền tuyệt đối, giá thành lại cực kì rẻ đây chính là sự lựa chọn đúng đắn cho mọi gia đình.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu “Laminate là gì” #laminate cũng như nắm được ưu, nhược điểm và tính ứng dụng của chất liệu này. Tấm bề mặt Laminate không chỉ mang đến giá trị thẩm mỹ mà còn thể hiện đẳng cấp, sự sang trọng của không gian.

Mũi tên GifCó thể bạn quan tâm

✅ Gỗ ghép là gì? Các lọai gỗ ghép thông dụng hiện nay

✅ Vách ngăn CNC là gì? Tác dụng của vách ngăn CNC

✅ 12 loại gỗ nội thất tốt nhất, bền nhất hiện nay

thongtinvatlieu
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục