Ngói lấy sáng là gì? Ưu điểm và nhược điểm ngói lấy sáng

Ngày: 24/04/2022 lúc 10:50AM

Là loại ngói lợp được làm từ nhựa tổng hợp, có hình dáng như các loại ngói thông thường nhưng có màu trong suốt, ánh sáng có thể xuyên qua 90-95%. Loại ngói này thường được bố trí cho các khu vực cần chiếu sáng trong nhà như vườn, bếp, nơi làm việc, cửa sổ, sân nhà,
Một trong những giải pháp giúp tiết kiệm điện năng và lấy sáng từ thiên nhiên được nhiều người sử dụng hiện nay đó là tấm lợp ngói lấy sáng. Loại ngói lấy sáng này được áp dụng nhiều vào các dự án dân dụng, nông nghiệp nhờ mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, tính khả thi cao.

1. Ngói lấy sáng là gì?

Là loại ngói lợp được làm từ nhựa tổng hợp, có hình dáng như các loại ngói thông thường nhưng có màu trong suốt, ánh sáng có thể xuyên qua 90-95%. Loại ngói này thường được bố trí cho các khu vực cần chiếu sáng trong nhà như vườn, bếp, nơi làm việc, cửa sổ, sân nhà,…

Ngoi-lay-sang-Hoang-mai

2. Ưu điểm và nhược điểm ngói lấy sáng

2.1. Ưu điểm ngói lấy sáng

  • Được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp nên có trọng lượng nhẹ, thân thiện với môi trường.
  • Có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu được va đập tốt.
  • Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.
  • Tính thẩm mỹ cao, lấy ánh sáng tự nhiên, giúp cho ngôi nhà thông thoáng như được mở rộng.
  • Không trơn trượt, thẩm thấu, gây ẩm mốc hay bị cong vênh khi sử dụng.
  • Có thể thay đổi hoặc tái sử dụng nhiều lần rất tiện lợi.
  • Giúp tiết kiệm điện năng, giảm độ ẩm trong nhà nhờ ứng dụng khúc xạ ánh sáng, cho ánh sáng theo nhiều hướng khác nhau.

2.2. Nhược điểm của ngói lấy sáng

  • Quá trình thi công đòi hỏi tính chính xác cao do phải kết nối, ghép các tấm ngói nhỏ lại với nhau, đòi hỏi phải có hệ thống khung chắc chắn và dày đặc, ở hai đầu ngói cần có điểm tựa để cố định lại.
  • Ngói lấy sáng chịu lực tác động thấp, khi có gió to, bão lớn dễ bị lật, bung ra nếu cố định không chặt.
  • Sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị xỉn màu, ố vàng.

ngoi-lay-sang-la-gi

Ngói lấy sáng

3. Phân loại ngói lấy sáng

Ngói lấy sáng là loại vật liệu thuộc nhóm các tấm lợp lấy sáng, có hình dạng giống như các loại ngói thông thường nhưng nó trong suốt, có khả năng chịu nhiệt tốt và truyền ánh sáng với cường độ đạt 90 – 95%
Loại vật liệu này được làm từ nhựa tổng hợp, sở hữu nhiều ưu điểm nhẹ, dễ thi công, sạch sẽ, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngói lấy sáng có mẫu mã đa dạng, đẹp, sang trọng, có khả năng chống trơn trượt, không thẩm thấu, ẩm mốc, chịu được va đạp, không cong vênh hay co ngót theo thời gian.

Đặc biệt, ngói lấy sáng dễ dàng thay đổi, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, ngói lấy sáng ít có độ thông thoáng, khi sử dụng trong thời tiết nóng sẽ gây khó chịu do nó hấp nhiệt. 

Trên thị trường hiện có nhiều loại kính lấy sáng với mẫu mã, hình dạng khác nhau, phù hợp với từng loại công trình và cách phân loại:

  • Theo mức độ dẫn sáng thì có ngói phản quang, ngói kính trong mờ, ngói kính trong suốt.
  • Theo độ dày thì có loại ngói lấy sáng thường, sử dụng trong các công trình nhà ở; ngói kính cường lực lắp ở các khu văn phòng, cao ốc; ngói kính an toàn lắp ở các khu vườn sinh học.
  • Theo vật liệu, thì ngói lấy sáng được phân làm 2 loại phổ biến là ngói PC và ngói PS. 

ngoi-lay-sang-la-gi

Ngói lấy sáng

3.1. Ngói lấy sáng PC 

làm từ hợp chất Poly Carbonate (PC). Ngói lấy sáng PC rất bền, có tính đàn hồi cao, chịu va đập tốt, không bị đổi màu, ít bị ố vàng do thời tiết, tỷ trọng viên ngói nặng hơn so với các viên ngói lấy sáng khác… và được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở.

3.2. Ngói lấy sáng PS 

được làm từ hợp chất PS (Poly Stiren), AS (Acrilic Stiren),… Đây là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định. Ngói lấy sáng PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180 – 200oC). Tuy nhiên, loại này có độ bền kéo thấp, ánh sáng đổi màu (PS cho màu tím, AS cho màu xanh), chịu tác động của thời tiết (ố vàng và rạn nứt trong quá trình sử dụng).

4. Ứng dụng ngói lấy sáng

Ngói lấy sáng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở, khu công nghiệp, giúp lấy ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

5. Bảng giá ngói lấy sáng

Giá thành của ngói lấy sáng khá cao. Ngói PC có mức giá tham khảo từ 2 - 2,5 triệu đồng/m2. Còn loại ngói PS có giá thành rẻ hơn chỉ 0,8 - 1,1 triệu đồng/m2.

Bài viết Ngói lấy sáng là gì? Ưu điểm và nhược điểm ngói lấy sáng #ngoilaysang là tổng hợp các thông tin về ngói lấy sáng. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho các bạn. 

Có thể bạn quan tâm:

✅ Thi công gỗ tiêu âm giá rẻ

✅ Thi công cách âm giá rẻ

✅ Thi công vách tiêu âm uy tín chuyên nghiệp

✅ Thiết kế phòng thu âm chuyên nghiệp

✅ Thiết kế phòng họp trực tuyến

thongtinvatlieu
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục